WATER AND FERTILISER USE EFFICIENCY IMPROVEMENT — VIETNAMESE TRANSLATIONCập nhật công việc cải thiện hiệu quả sử dụng nước và phân bón trong dự án VegNET WAVÕ THẾ TRUYỀN CHUYÊN VIÊN KHUYẾN NÔNG VIỆT NAM, HIỆP HỘI RAU CẢI TÂY ÚCCHUYÊN viên thực hiện dự án cùng kỹ thuật viên cộng tác và nông dân đứng bên cạnh một hệ thống quan trắc ẩm độ đất.Như đã đề cập trong một bài báo trong ấn ản mùa hè 2020 của tạp chí hiệp hôi Rau cải Tây úc — Lộ trình tăng cường năng lực doanh nghiệp rau cải và chiến lược công tác của mạng lưới khuyến nông Tây Úc — các chuyên viên khuyến nông sẽ sát cánh với nông gia và các cơ quan hửu quan tạo ra giá trị bằng cách diển giải các tiến bộ kỹ thuật ra thành các biệp pháp canh tác ứng dụng được trong sản xuất.Một trong các tiến bộ kỹ thuật được đưa vào dự án là kỹ thuật tăng cường hiệu quả sử dụng nước và phân bón bằng cách phối hợp quan trắc ẩm độ đất với khái niệm “vùng rể” và kiến thức về các đặc tính đất đai để tinh chỉnh chế độ tưới. Hai nhiệm vụ khuyến nông chính trong dự án để đạt được mục tiêu trên là:1. Xây dựng liên minh đa thanh phần để phối hợp kiến thức, nguồn lực và kỹ thuật từ nhiều phía.2. Thực hiện dự án theo cách mà sẽ giúp nông gia trãi qua tiến trình 5 bước trong ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Tiến trình đó là:– Kiến thức (Giúp nông gia tiếp cận với thông tin, kiến thức để tăng cường hiểu biết về kỹ thuật mới và lợi ích của nó).– Thuyết phục (Nông gia tự hình thành thái độ tích cực đối với kỹ thuật mới).– Quyết định (Nông gia tự cam kết ứng dụng).– Thực hiện (Đưa kỹ thuật mới vào thực hành).– Công nhận (Tăng cường ứng dụng sau khi thấy được lợi ích của kỹ thuật mới)Xây dựng liên minhViệc thực hiện cẩn thận kế hoạch kêu gọi liên minh đã mang lại kết quả ban đầu cho dự án — đó là sự hình thành liên minh vào 1/2021. Liên minh bao gồm các chuyên gia và nhà nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Văn phòng quản lý tài nguyên thiên nhiên (Perth Natural resources Management), Hiệp hội tưới tiêu Úc (Irrigation Australia), Công ty chuyên môn về quan trắc ẩm độ đất Wildeye và chuyên viên phát triển nông thôn của dự án mang lưới khuyến nông rau cải tây Úc (VegNET WA). Các thanh viên của liên minh chia sẽ quan tâm chung và cam kết đóng góp nguồn lực, kiến thức để biến kỹ thuật tưới tiêu tiến bộ thành các biện pháp dể ứng dụng trong sản xuất cho nông gia.Liên minh đã bắt đầu làm việc với nhau hồi 2/2021 để thiết kế các thí nghiệm và các điểm trình bày mô hình ngoài đồng và cùng với các nông gia tham ga dự án thực hiện các thí nghiệm này tại Wanneroo, Tây Úc.Thực hiện công tác khuyến nông.Kế hoạch ban đầu là thực hiện 2 thí nghiệm vào tháng 2/2021 trên 2 trang trại hoa màu tại Wanneroo để so sánh lợi ích của kỹ thuật mới (tưới nước dựa vào kết quả quan trắc ẩm độ đất) so với cách tưới mà nông gia đang áp dụng. Không may là các qui định hạn chế tiếp xúc và đi lại do Covid đã ngăn cản các bước họp nông dân và thăm viếng nông gia để thực hiện kế hoạch này.Tuy nhiên chúng tôi cũng thiết lập được 2 điểm trình bày hệ thống quan trắc ẩm độ đất vào 4/2021.Tại các điểm trình bày này chúng tôi đã lắp đặt các thiết bị đo ẩm độ đất ở các độ sâu 15cm, 30cm, 45 cm, và 60cm để liên tục theo dõi ẩm độ đất cũng như thị phạm cho nông dân thấy phạm vi vùng rể hoạt động của cây cà và ớt đang mang trái không sâu hơn 30cm trên đất cát.Nông dân tham gia cũng được hổ trợ cài đặt ứng dụng để theo dõi tình trạng ẩm độ của đất trên điện thoại di dộng và hiểu được ý nghĩa của các biểu đồ biến động ẩm độ đất hiện trên điện thoại.Tìm hiểu qua nông dân tham gia dự án về cách tưới nước đang áp dụng cho thấy rằng hoa màu được tưới bằng hệ thống tưới nhỏ giọt (T-tap, thường là dung loại T-tap có lượng nước ra 1l/ lổ/giờ) mỗi ngày một lần, mỗi lần hơn 60-120 phút. Phân bón cũng được hòa vào nước và tưới theo cách này 2-3 ngày/lần.FIGURE 1. KẾT QUẢ QUAN TRẮT ẨM ĐỘ ĐẤT THỂ HIỆN BẰNG BIỂU ĐỒ TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG. TẦNG rể hấp thu trong phạm vi độ sâu 30cm.Mặt khác, kết quả quan trắc ẩm độ đất cho thấy đất ở độ sâu 60cm cũng có biến động ẩm độ giống như đất ở độ sâu 30cm. Dựa trên ksết quả này chuyên viên khuyến nông đã giải thích cho nông dân tham gia hiểu rằng có sự thấm sâu của nước khỏi giới hạn 30cm của vùng rể. Sau mỗi lẩn tưới nước bị thất thoát và phân bón hòa tan trong nước cũng bị thất thoát theo cách này. Hơn nữa, lượng phân bón còn giử lại được trong nước ở lớp đất 30cm cũng tiếp tục bị rửa trôi theo nước tưới của ngày hôm sau.Cho đến nay những người nông dân tham gia thử nghiệm đã đồng ý thử tưới theo đề nghị của chuyên viên khuyến nông là giảm thời gian tưới 60-120 phút xuống còn 25 phút (nếu chỉ tưới 1 lần/ ngày) hoặc là tưới 2 lần/ngày mỗi lần 15 phút nếu có điều kiện thời gian. Kết quả sau 24 giờ cho thấy rất rỏ sự hạn chế thất thoát nước xuống khỏi tầng rể 30cm.Nhóm côong tác cũng cố gắng tính toán lượng nước phân bón được ngăn chặn khỏi thất thoát để xác địng giá trị tiết kiệm được khi áp dụng kỹ thuật tưới này.THÊM THÔNG TINVõ Thế Truyền, Chuyên viên phát triển vùng, (08) 9486 7515, Di động 0457 457 559, truyen.vo@vegetableswa. com.au
READ MORE LIKE THIS