PATTERNS OF SUCCESS AND CONCERNING TRENDS IN THE VEGETABLE INDUSTRY — VIETNAMESE TRANSLATIONNhững kiểu xu hướng thành công và đáng quan ngại trong ngành rauBY BRYN EDWARDS (VEGETABLESWA) VÀ PAUL OMODEI (PLANFARM) NGƯỜI DỊCH: VÕ THẾ TRUYỀN (VEGETABLESWA)

Dựa vào cơ sở dử liệu lần đầu tiên có trên nước Úc, dự án Xây Dựng Năng Lực Kinh Doanh Ngành Rau Quả đã tổng hợp số liệu 5 năm của ngành rau để có điều kiện tiến hành phân tích vấn đề cốt yếu cho nông gia. Cơ sở dử liệu bao gồm các giá trị trung bình và so sánh 2 năm của ngành và giá trị của 3 năm dử liệu thu thập đánh giá đạt được trong dự án phân tích đánh giá trước đây.

Nhìn vào các giá trị bình quân 5 năm, tỉ suất lãi trên vốn đầu tư là 7,4% tương ứng với phần trăm sở hửu trên tổng giá trị tài sản là 76% bất chấp phần trăm hiệu suất hoạt động của ngành cao đến 75%.

Giá trị hiệu suất hoạt động đại diện cho chi phí vận hành dưới dạng phần trăm của thu nhập do vận hành doanh nghiệp sinh ra. Nó chính là thước đo của bộ máy doanh nghiệp về mặt khả năng sinh lợi và giúp trả lời cho câu hỏi “Doanh nghiệp đang chi ra bao nhiêu xu để làm ra được 1 đồng”.

Đối với ngành rau và hầu hết các doanh nghiệp ngành rau quả, mục tiêu (của hiệu suất hoạt động) là 70%, một hiệu suất chừa đủ chổ để thanh toán các khoản chi phí tài chính, thuế, khấu hao (mấ giá), quản trị, và giử lại phần kiếm được cho doanh nghiệp. Mục tiêu này có thể đạt được bằng cách giảm chi phí hoặc tang thu nhập hoăjc kết hợp cả hai.

Trong khi những con số này là đáng ghi nhận, vẫn có xu hướng đasng quan ngại khi đối chiếu kết quả từng năm với nhau.

Bất chấp sự gia tang đều đặn mức độ sở hửu bình quân trong 5 năm qua, mức lãi bình quân trên vớn đầu tư đã đi xuống. Lại nữa, bất chấp có sự thay đổi về lợi nhuận hoạt động bình quân trên hec-ta suốt 5 năm, hiệu suất hoạt động bình quân vẵn duy trì trong khoảng 74–77%. Điều này có nghĩa là ngành chưa xem xét vấn đề cốt lõi của việc biến tiền chi ra trở thành thu nhập cao hơn cho doanh nghiệp.

Giá trị đất đã tăng, Điều này hẳn làm tăng giá trị tài sản cơ sở và vì vậy mà tăng mức độ sở hửu. Nhưng nếu hiệu suất hoạt động vẫn không được xem xét đúng mức thì triển vọng tăng lợi nhuận hoạt động bị hạn chế dẫn đến sự sụt giảm tỉ suất lãi trên vốn đầu tư.

Xu hướng này sẽ tiếp tục nếu những người chủ doanh nghiệp không chú tâm vào hoặc là tìm cách tăng giá bán và thu nhập và/hoặc giải phóng bớt một số sở hửu để đầu tư vào hiệu suất hoạt động và đạt được năng lực sản xuất để đối phó với nạn gia tăng tràn lan giá vật tư.

Cho dù như vậy, một mô hình đang nổi lên trong số các nông gia đi ngược lại xu hướng này và họ đang cho thấy con đường đi tới bằng cách tạo ra lợi nhuận mạnh mẻ bằng cố gắng của mình.

Cơ sở dử liệu đã xác định được một nhóm doanh nghiệp nằm trong tốp 25% lợi nhuận cao nhất trong ngành rau dựa trên khả năng tạo ra hiệu suất hoạt động trên hec-ta cao hơn hẳn. Dử liệu chỉ ra rằng các doanh nghiệp này đang biến vốn chi ra thành thu nhập nhiều hơn đáng kể so với doanh nghiệp xếp hạng trung bình, cho dù số vốn chi ra bằng nhau.

Trong tài khóa đầy thách thức 2020/2021, nhóm tốp 25% tạo ra bình quân 52.000 đô-la mỗi hec-ta nhiều hơn so với bình quân của ngành, kết quả mà có thể diển giải là hơn gấp đôi mức lợi nhuận hoạt động trên một hec-ta so với phần còn lại của ngành.

Trong năm đó, nhóm doanh nghiệp tốp 25% hoạt động với hiệu suất 62% (chi 62 xu để làm ra 1 đồng) so với hiệu suất bình quân của ngành là 77%. Có nghĩa là nhóm này chi bình quân ít hơn 15 xu so với phần còn lại của toàn ngành, mà điều này có tác động to lớn trong việc kiếm tiền cho doanh nghiệp.

Phân tích xaA hơn về các mô hình mới nổi đã nhận dạng được thêm các phương thức tạo lợi nhuận:

• Chú tâm vào năng suất sản phẩm bán ra chợ được
• Tiếp cận thị trường và quan hệ mật thiết với khách hàng
• Tăng hệ số sử dụng đất
• Chú trọng vào một vài mặt hang chủ lực — Duy trì doanh nghiệp đơn giản và ổn định có tương quan với khả năng sinh lợi cao. Đơn giản hóa đến cả sử dụng dòng nhân công; chi phí nhân công tính ra chiếm đến 28% chi phí hoạt động của nhóm doanh nghiệp tốp 25% so với 33% của bình quân trong tài khóa 2020–21.

Thêm một lý do khác được tìm ra nữa là những doanh nghiệp chú tâm hướng tới phía trước có khuynh hướng luôn xem xét kỹ lưỡng mọi yếu tố nội tại và chính vì vậy mà tham gia vào các sáng kiến như Dự Án Xây Dựng Năng Lực doanh nghiệp để tìm hiểu và tiếp cận mọi khả năng cải thiện.

Nếu quí vị muốn hiểu biết rỏ hơn làm thế nào các xu hướng kể trên tác động đến doanh nghiệp của mình và tiến hành phân tích chi tiết doanh nghiệp thì vui long liên hệ Bryn Edwards tại vegetablesWA hoặc Paul Omodei tại Planfarm.

Dự Án Xây Dựng Năng Lực Doanh Nghiệp Ngành Rau Quả do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (Department of Primary Industries and Regional Development (DPIRD), và Hort Innovation Frontiers Leadership Funds và Agricultural Produce Commission pome và Hội đồng ngành Rau đồng tài trợ.


READ MORE LIKE THIS